thuat-ngu-chung-khoan

30 thuật ngữ tiếng lóng cơ bản trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB đây. Mình tiếp tục chia sẻ những điều mình học được mỗi ngày trên thị trường chứng khoán để chúng ta cùng nhau tiến bộ, và phát triển nhé. Chủ đề ngày hôm nay, đó là khi bạn lên “sàn” và nghe dân sàn nói chuyện, đôi khi bạn cảm thấy như mình đang lạc trong ma trận của những từ ngữ khó hiểu. Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn các thuật ngữ chứng khoán mà chúng ta thường hay gặp. Từ đó dần làm quen với ngôn ngữ và cách thức trao đổi của các Broker cũng như các chuyên gia nhé. 

  1. Các thuật ngữ chứng khoán về đối tượng cụ thể 

  • Cá mập, Tay to, Cá cơm. Cá mập hay Tay to:  Dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường. Đối ngược lại là nhà đầu tư cá cơm.
  • Cổ cánh: Xuất phát từ chữ “cổ” trong cổ phiếu, cổ cánh là từ dùng để gọi cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán nói chung hay hoạt động đầu tư cổ phiếu, chứng khoán.
  • Cừu non: Dùng để ám chỉ những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán, doanh nghiệp, chưa biết phân tích, hay chạy theo đám đông và dễ bị dẫn dụ. Đối ngược là sói.
  • Đội lái: Giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam tin rằng có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn, có lợi thế về thông tin thường được gọi là nhà đầu tư cá mập. Các nhà đầu tư lớn có thể liên kết với nhau để đánh lên hay đánh xuống một cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ. Đội lái là từ ám chỉ các nhóm nhà đầu tư này. Vì bán khống vẫn chưa được phép ở Việt Nam, các đội lái thường tìm kiếm lợi nhuận bằng cách “đánh lên” cổ phiếu. Đội lái có lợi thế tiếp cận thông tin tốt sớm hơn thị trường nên sẽ lặng lẽ gom cổ phiếu đủ lượng mong muốn, sau đó cố tình cho rò rỉ các thông tin (càng tỏ ra khách quan càng tốt) để nhiều nhà đầu tư đến sau vào mua cổ phiếu này. Đến lúc đó, đội lái có thể bán ra để kiếm lời
  • Khối ngoại – Tây: Là từ dùng để gọi nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam được thống kê riêng để quản lý giới hạn cổ phiếu sở hữu (room) theo quy định. Đã từng có thời gian giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước, cả mua lẫn bán ở những mã cụ thể và toàn thị trường.
  • Lệnh giới hạn: Lệnh mua cổ phiếu ở một mức giá thấp hơn một mức giá cụ thể hoặc bán. Nên dùng lệnh này
  • Lênh thị trường: Khớp mua và bán nhanh khi giá mua và giá bán sát nhau nhất
  • Lệnh GTC: Mua và bán chứng khoán ở một mức giá định sẵn
  • ETF: Quỹ hoán đổi danh mục, ETF giống như một cổ phiếu và nhà đầu tư có thể mua hoặc bán. Quỹ ETF mô phỏng một chỉ số, cơ cấu danh mục cổ phiếu theo chỉ số đó ví dụ VN30
  • ADR: Viết tắt chứng chỉ lưu ký tại Mỹ. Nhà đầu tư có thể mua ADR như các cổ phiếu cho các công ty nước ngoài giao dịch tại Mỹ
  • Beta: Một thước đo về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chuyển động của toàn thị trường. Nếu cổ phiếu có beta 1,5 có nghĩa là nếu mỗi lần thị trường di chuyển một điểm thì cổ phiếu di chuyển 1,5 điểm
  • Đường trung bình cộng: Giá trị trung bình của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian. Một số khung thời gian là 50 ngày hoặc 200 ngày
  • Tỏi: Tức là tỷ đồng, dùng để nói về giá trị giao dịch của cổ phiếu hay toàn thị trường tính theo đơn vị là tỷ đồng.
    Ví dụ: Đã hơn 10 giờ mà giao dịch hai sàn chỉ mới có 150 tỏi. Ảm đạm quá!
  • Thị trường bò: Thị trường giá tăng, nhà đầu tư dự báo giá cổ phiếu tăng
  • Thị trường gấu: Thị trường giá xuống, nhà đầu tư dự báo giá cổ phiếu xuống
  • Cổ phiếu trôi nổi: Lượng cổ phiếu có sẵn trong công chúng sau khi trừ đi số cổ phần được kiểm soát bởi người trong nội bộ
  • Quỹ phòng hộ / Tương hộ: Đây là hai tài sản đầu tư mà có thể mua vào, người quản lý của quỹ sẽ thay nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu

2. Các thuật ngữ chứng khoán về giao dịch

  • Chấm: Là số lần mà thị giá chứng khoán lớn hơn so với mệnh giá. Ví dụ: Tôi vừa bán cổ phiếu ABC với giá 3 chấm – có nghĩa là 30.000 đồng, gấp 3 lần mệnh giá cổ phiếu ABC 10.000 đồng/cổ phiếu.
  • Cover hàng: Là từ dùng để chỉ hoạt động mua lại chính cổ phiếu đó sau khi đã bán ra trước đó để cắt lỗ; hoặc mua cổ phiếu đã bán khống trước đó để trả lại.
  • Bơm vá hoặc Bơm thổi: Dùng để chỉ hoạt động thổi phồng chất lượng cổ phiếu một cách quá mức, không đúng với thực tế để nhằm bán ra kiếm lợi. Cũng ám chỉ việc bỏ qua các thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu, tương tự như tô hồng, làm đẹp
  • Đánh xuống: Dùng để ám chỉ có người ảnh hưởng đến thị trường đang muốn chỉ số thị trường/giá chứng khoán tăng hay giảm theo chủ đích để được hưởng lợi. Ví dụ: Cổ phiếu ABC đang bị đánh xuống đó, thoát hàng nhanh đi. Thực tế, việc đánh lên (giữ vị thế long position) hay đánh xuống (giữ vị thế short position) là hoạt động bình thường trên thị trường chứng khoán. Một nhà đầu tư dự báo giá chứng khoán sẽ tăng giá trong thời gian tới có thể bằng nhiều cách khác nhau để có vị thế long position (chẳng hạn như mua chứng khoán, mua quyền chọn mua…). Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự báo chứng khoán sẽ sụt giảm trong tương lai thì có thể bằng nhiều cách để có vị thế short position (chẳng hạn như bán chứng khoán có trong danh mục, bán khống, mua quyền chọn bán…).
  • Đảo hàng: Là hoạt động mua bán chứng khoán để tái cơ cấu lại danh mục đầu tư. Đây có thể là hoạt động bán ra các chứng khoán xấu để mua vào chứng khoán tốt, cắt lỗ chứng khoán giảm sâu để mua lại với giá thấp hơn…
  • Đua trần – Đua sàn: Thể hiện hành động đặt lệnh mua giá trần để tranh mua, hay bán với giá sàn để tranh bán ra trước người khác. Việc đua lệnh giá trần, giá sàn thường diễn ra trong các trường hợp thị trường/cổ phiếu tăng nóng hoặc sụt giảm mạnh bất ngờ. Dó hiệu ứng đám đông ở thị trường chứng khoán Việt Nam rất mạnh, hoạt động chất mua giá trần hoặc đặt bán giá sàn rất dễ diễn ra.
  • Khối nội – Khoai lang: Dùng để chỉ nhà đầu tư trong nước, thường với ý đầu tư mang tính bầy đàn/đám đông, không phân tích kỹ trước khi ra quyết định mua bán.
  • Line (lai): Dùng để chỉ mức tăng/giảm giá của chứng khoán, thường là 100 đồng. Ví dụ: Cổ phiếu ABC hôm nay chỉ tăng có 2 line à (200 đồng).
  • Múc hoặc xúc: Dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá
  • Sọc (Short): Hàng dùng để chỉ việc bán khống (short sell), tức là mượn cổ phiếu không có trong tài khoản để bán sau đó mua để hoàn trả lại. Cũng thường để chỉ việc đầu cơ giá xuống vì dự báo thị trường/chứng khoán sắp sụt giảm.
  • Xả, Thoát hàng: Dùng để chỉ hoạt động bán ra với quyết tâm cao độ, bán bằng mọi giá.
  • Bò tùng xẻo: Chỉ tình trạng thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít làm tài khoản nhà đầu tư thua lỗ từ từ, mất vốn lúc nào không biết.
  • Chào bán thứ cấp: Nếu công ty hoạt động tốt, họ được chào bán nhiều cổ phiếu hơn để tăng vốn

Trên đây là một số thuật ngữ do Trần Việt MB sưu tầm. Rất hy vọng tiếp tục nhận được những đóng góp của các bạn nhé

——————————————–

Thân gửi các bạn, hiện tại công việc hàng ngày của mình là thiết kế và trao đi những hợp đồng bảo hiểm đúng cho khách hàng đồng thời phân tích các quỹ đầu tư, quỹ mở và các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Việt xin gửi anh chị một số dịch vụ hiện tại mình cung cấp khi được hỗ trợ anh chị với những giải pháp sau đây theo từng nhu cầu cụ thể:

1. Demo một gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho mức thu nhập 10 triệu/ tháng 

2. Nếu tư vấn viên của bạn nghỉ việc, hoặc bạn không hài lòng với dịch vụ bảo hiểm ngân hàng, mình hỗ trợ tại link tại đây

3. Nộp hồ sơ ứng viên thi tuyển việc làm tại MB Ageas tại đây

Ngoài ra, có một số group mà mình lập để hỗ trợ miễn phí khách hàng có hợp đồng chất lượng, chuyên viên tư vấn bảo hiểm làm tốt hơn việc của mình, và nếu anh chị khó khăn khi làm cha mẹ có thể tham gia để trao đổi, học hỏi.

Link Group Zalo dành cho khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ 

Link Group Facebook dành cho tư vấn viên bảo hiểm

Link Group Zalo dành cho tư vấn viên Bảo hiểm

Link Group Zalo Làm Cha Mẹ

Việt luôn mong rằng được hỗ trợ và phục vụ anh chị với sự chuyên nghiệp cao nhất. Nếu trường hợp gấp gáp mà cần hỗ trợ ngay, anh chị có thể liên hệ qua các kênh sau nha.

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *