Ngày 10/9/2018, tôi nhận được một lời mời đến một ngôi trường X để dạy về kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông ở độ tuổi từ 6-10 tuổi (Tiểu học). Khi có mặt từ sớm tại trường đề phòng lạc đường lại muộn giờ, tôi đã có thời gian để ngắm các hành vi tham gia giao thông của các bậc làm cha, làm mẹ khi đưa con mình đến trường. Hẳn bạn còn nhớ, ở bài trước, tôi có nói về việc mái trường là nơi an toàn nhất cho các em học sinh, tuy nhiên, đến giờ thì tôi đã phần nào thay đổi nhận định đó. Hóa ra, không ở đâu xa xôi, mà ngay tại Trung tâm TP Hà Nội, đâu đó vẫn có những mái trường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao ngay trong sân trường.
Đó là một ngôi trường tiểu học nằm ven của một con đường làng, con đường này khá hẹp, chiều rộng của đường chỉ khoảng 6-7m. Trường tiểu học nằm kế bên trường trung học, nên vào giờ cao điểm đưa hay đón con đến trường, lượng phương tiện đạt mức kỷ lục, nếu tất cả các phương tiện đỗ ở ngoài cổng trường thì có khi hiện tượng ùn tắc phải kéo dài đến 1km hơn, thiếu. Nên bất đắc dĩ, nhà trường phải mở cửa để các bậc phụ huynh phi xe lao vào trong sân trường, cho các con xuống ở một điểm cố định. Mọi chuyện nghe hết sức bình thường, không có gì phải nghĩ, nhưng đến khi bạn chứng kiến tận mắt thì tin rằng bạn sẽ phải trăn trở rất nhiều:
- Các bậc phụ huynh đầu trần phi xe máy vào sân trường như giờ cao điểm, bóp còi, luồn lách và hỗn loạn chưa từng có
- Các con lớn khoảng lớp 4 – 5 được bố mẹ cho xuống xe ngoài cổng trường vô tư chạy thẳng vào sân trường, và đối đầu với chúng là các loại phương tiện khác nhau.
- Các bậc phụ huynh, người đi xe, người dừng chờ, người đỗ, người vào găp cô, đủ các hình thái tham gia giao thông khác nhau.
- Cá biệt, một số phụ huynh muốn “hơn người” cho xe vào sâu tận lớp học mới cho con xuống
- Hệ thống giao thông được sắp xếp “trong trường” thì đơn sơ, một chiều vào, một chiều ra được ngăn cách bằng rào chắn, dây chắn không đủ đáp ứng mật độ phương tiện.
Tôi đã bị choáng, thực sự là tôi chưa bao giờ tưởng tượng được có những cảnh này có thể xảy ra ngay trong một mái trường ở TP Hà Nội. Và tôi tin rằng, ở một khía cạnh nào đó, sân trường đã chính thức trở thành một hạ tầng giao thông điển hình giờ cao điểm. Vậy, các con sẽ có thể an toàn được không? Và những buổi dạy về ATGT nói lên điều gì ?
Các con sẽ không an toàn, và cũng sẽ không học được điều gì? Khi chúng tôi chỉ có thể dành cho chúng được 45 phút, còn những sự bế tắc, hỗn loạn kia thì diễn ra hàng ngày, hàng giờ và in sâu vào tiềm thức của con cái. Khi trao đổi với các cô hiệu phó, thực sự vô cùng thông cảm vì điều kiện sắp xếp địa lý của trường không thuận lợi, các bậc phụ huynh vẫn mang tâm lý làng xã gần nên hầu như mạnh ai nấy đi. Mỗi lần có đợt ra quân chấn chính, nhà trường đã cùng chính quyền địa phương phối hợp với rất nhiều để chấn chỉnh nhưng xong đâu lại hoàn đó, nhà trường dường như bế tắc trong cách triển khai của chính mình. Họ đưa ra nhiều giải pháp, nhưng đó là những giải pháp ngăn chặn, chứ chưa bao giờ là đề phòng, chưa bao giờ là thay đổi nhận thức.
Giải pháp duy nhất để thay đổi toàn bộ những hình ảnh trên là chính những người phụ huynh kia phải thay đổi. Bỗng dưng trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ :”Giá như tôi có thể có một buổi thảo luận với phụ huynh toàn trường, để họ hiểu rằng chính những hành vi ngày hôm nay của họ, sẽ quyết định cuộc đời của con cái họ”. Và điều này, nó cứ trăn trở trong tôi đến khi trở về. Liệu có thể làm được gì để mang lại những điều tốt nhất cho các con?
————————
Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.
Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866
Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills
Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn