Bài 20: Khoảng cách đủ để bảo vệ con an toàn trước TNGT

Bài 20: Khoảng cách đủ để bảo vệ con an toàn trước TNGT

Ở bài trước, tôi đã cùng các bạn thống nhất về việc hãy cố gắng nhiều nhất có thể để con tự mình trải nghiệm cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu chúng ta không “để mắt” đến con cái thường xuyên, đặc biệt là khi chúng còn ở giai đoạn thơ bé thì thực sự rất nguy hiểm. Đối với việc giúp con phòng tránh tai nạn giao thông cũng vậy, bạn không thể loại trừ hết các yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con cái mình. Một chiếc xe máy vô ý thức phóng nhanh trên vỉa hè cho kịp giờ đi làm, một phút hớ hênh để con tự bước xuống đường khi chúng còn ở độ tuổi quá nhỏ, và rất nhiều những mối nguy khác… đang ở phía trước.

Hãy dạy con ngay bây giờ kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông vì tương lai con cái của chính chúng ta

Vậy, các bậc làm cha làm mẹ sẽ làm thế nào để có thể bảo vệ con cái mình? Có nhiều người sẽ lựa chọn phương pháp là bao bọc con một cách quá mức cần thiết, họ sắn sàng phụ vụ mọi yêu cầu và cách ly con với mọi thứ xung quanh, điều này sẽ giúp con cái họ an toàn, nhưng ngược lại, mặt trái của nó là sẽ đào tạo ra những cô cậu công tử bột, chỉ biết ăn mà không biết làm. Có nhiều người lại chọn phương pháp khác, họ can thiệp thô bạo vào mọi hoạt động của con, sẵn sàng nói không, cấm đoán, đe dọa con cái của họ, sử dụng mệnh lệnh như một kẻ bề trên để bắt con phải phục tùng và làm theo những gì mà họ cho là đúng, điều này cũng vì để con được an toàn, tuy nhiên, nó vùi dập hoàn toàn tính tự chủ của con cái họ.

Nhưng, bên cạnh đó, có những bậc phụ huynh thông thái sẵn sàng dành cho con cái của họ những không gian đủ để chúng trải nghiệm cuộc sống và những ranh giới an toàn để chúng không vượt qua ngưỡng (vành đai an toàn). Cách làm của họ dựa trên một số nguyên tắc sau đây (bạn lưu ý, tôi đưa cho bạn những kiến thức này, bạn có thể áp dụng trên mọi mặt của quá trình dạy con, hoàn toàn không chỉ mỗi kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông nhé)

  1. Giữ khoảng cách đủ để phán đoán, ngăn chặn, trì hoãn những nguy hiểm có thể đến với con mình. Khi con tôi khoảng 1 tuổi, khoảng cách cần thiết giữa tôi và con gần như dùng cụm từ láy “kè kè, không rời nửa bước” . Nhưng khi con lớn dần lên mỗi ngày, khoảng cách này sẽ càng được nới rộng ra hơn, như khi con cái đi trên hè đường, khoảng cách có thể 2-3m đủ để ngăn chặn những chiếc xe máy phi trên hè đường ở những góc hè khuất tầm nhìn, hoặc đủ để con không quá ham vui chơi mà lao xuống lòng đường, nơi có rất nhiều các loại phương tiện với đủ các dạng khác nhau đang di chuyển.
  2. Giữ khoảng cách an toàn đủ để phát hiện những việc mà con mình làm không đúng những quy tắc đã được hướng dẫn, được thống nhất giữa bố mẹ và con cái trước khi thực hiện. Thực tế cho thấy, việc đưa ra những quy tắc để bố mẹ và con cái cùng thực hiện luôn là một việc quan trọng trong quá trình dạy con. Ý nghĩa của điều này là vừa giúp con cái mình có được sự tự giác, tự chủ, vừa giúp bố mẹ không quá can thiệp vào cuộc sống của con cái. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải quan sát và điều chỉnh để con hình thành những quy tắc chung tốt, và quy tắc riêng là những việc được và không được làm, hoặc cách làm phải đúng khi tham gia giao thông. Ví dụ, không chạy qua đường, không vừa đi vừa nghe điện thoại….
  3. Giữ khoảng cách đủ để con không đe dọa đến tính mạng người khác, một trong những nhu cầu quan trọng của con đó chính là thiết lập những mối quan hệ xã hội để phát triển ham muốn được giao tiếp, tôn trọng và cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta để trẻ tự do tiếp xúc, có rất nhiều những trường hợp con đã làm đau bạn khác, nặng hơn đó chính là việc làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của những bạn khác. Như việc con xô đẩy bạn khi đang đi qua đường, hoặc vui chơi làm đau đớn bạn. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta là phải ngay lập tức can thiệp và răn dạy con cái mình. Trong những hành vi này, việc con bạn cẩu thả với chính mình, ví dụ như điều bạn mà phóng nhanh, vượt ẩu, buông hai tay, bốc đầu …. thì đều đe dọa đến tính mạng người khác. Hãy thật cẩn thận để dạy dỗ con ngay từ ban đầu
  4. Giữ khoảng cách đủ để con không đùn đẩy trách nhiệm. Bố mẹ có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ con, còn việc phải tự mình rèn luyện kỹ năng phải do chính bản thân con tự thực hiện. Đôi khi, con cái làm nũng, vòi bố mẹ một việc gì đây như bố mẹ đội mũ bảo hiểm cho con, bố mẹ đẩy xe cho con v.v và rất nhiều các hoạt động khác… Đó có thể đối với con thì xuất phát từ việc muốn cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, nhưng đối với bố mẹ, thì việc giúp con thoái thác trách nhiệm hoàn toàn không phải là yêu thương.
  5. Giữ khoảng cách đủ để con không buông thả trong mọi việc. Buông thả là việc con có thể làm để phát triển, bảo vệ bản thân nhưng con không làm với thái độ mặc kệ nó. Những lúc như thế này, không ai có thể nói hay là nên làm thế nào. Nhưng riêng đối với cá nhân tôi, lắng nghe và chia sẻ, động viên con, kiên nhẫn từng tý một là cách tốt nhất. Tốt hơn việc bạn dọa nạt con, hối lội con….

Giữ khoảng cách đủ để…. giúp con là điều quan trọng trong quá trình dạy con. Khi kết hợp việc chờ đợi khoan dung với việc biết rõ ranh giới, khoảng cách cần thiết để bảo vệ con là bạn đã hoàn thành bước đầu tiên trong việc xây dựng cho con những thói quen tốt, tính tự chủ tự lập để làm nền móng cho việc rèn luyện kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông.

————————

Tri ân 50 khách hàng đầu tiên, chỉ cần nhập mã VietTMH.01_399 tại https://goo.gl/muWnfj để nhận phần quà lên đến 45% chi phí cho khóa học kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông còn 399.000 đồng.

Miễn phí giảng dạy kỹ năng phòng tránh TNGT, xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và bạo lực học đường tại các trường học cấp 1, 2,3 trên địa bàn TP Hà Nội/ Liên hệ Mr Việt 0898446866

Subcribe Youtube trực tiếp của giảng viên Trần Việt: Chumskills

Fanpage tư vấn ATGT và giáo dục con cái 24/24h: Chumskills – Giúp bạn an toàn và tài năng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *