Xin chào các bạn,mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm nhân thọ. Thời gian gần đây, dư luận dậy sóng về một vụ án mạng được thực hiện một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt số tiền lên đến 18 tỷ từ Công ty bảo hiểm nhân thọ được thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng, và ngày hôm nay mình sẽ phân tích góc nhìn của mình đối với vụ việc trên.
Nội dung vụ giết người nhằm trục lợi bảo hiểm
Tại buổi họp báo sáng 11/5, Công an Đắk Nông cho biết, bước đầu nghi phạm Đỗ Văn Minh, Bí thư xã Liên Hà khai nhận đầu tháng 4 có mua gói bảo hiểm nhân thọ, mỗi năm đóng hơn 200 triệu đồng. Nếu Minh chết, người thân sẽ được thanh toán 18 tỷ đồng.
Đang nợ hơn 10 tỷ đồng, Minh nảy ý định tạo hiện trường giả mình chết để vợ con được tiền bảo hiểm, cũng như chủ nợ không đòi tiền nữa. Ngày 25/4, Minh chạy ô tô đến nghĩa địa đào mộ lấy xác, nhưng sau đó dừng lại.
Minh có hai mảnh rẫy ở huyện Đắk G’long, Đắk Nông. Sáng thứ sáu hoặc thứ bảy hàng tuần, ông thường lái ô tô một mình sang thăm vườn, chiều chủ nhật về lại nhà. Tại đây, Minh thường ghé chòi rẫy của cháu vợ – anh Trần Nho Vương, 25 tuổi, đang ở và làm thuê để ăn uống.
Tối 3/5, Minh đến và được anh Vương nấu cơm cho ăn. 5h ngày 4/5, Minh dùng búa rìu đánh hai phát vào trán khiến nạn nhân tử vong. Sau đó ông ta đưa thi thể lên ô tô, chạy đến quốc lộ 28 (xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long) tông vào cột mốc bên đường nhằm tạo hiện trường vụ tai nạn.
Trước khi đốt xe bằng ba can dầu, một can xăng (mỗi can 3 lít), Minh lấy đồng hồ của mình đeo vào tay của nạn nhân, bỏ lại chìa khóa trên ô tô. Minh sau đó đi bộ về nhà dân cách hiện trường 1,5 km để lấy xe Wave đã gửi trước đó, rồi bỏ trốn xuống TP. Đồng Xoài, Bình Phước thuê nhà trọ để ở.
Qua vụ việc trên, tôi nhận ra một số điều như sau:
- Khi con người ta cùng quẫn, con người ta có thể làm bất kỳ điều gì kể cả tội ác
Cuộc đời con người thì chia ra hai dạng rủi ro, dạng rủi ro thứ nhất là do chính mình mang lại, mang màu sắc chủ quan của mỗi con người. Và nếu bạn nghe một người đồng nghiệp, hàng xóm mà phán về vụ việc này với câu nói kinh điển “Ngu thì chết”, thì chắc chắn vụ việc đó điển hình cho dạng rủi ro này. Đặc trưng của nó như sau:
- Bị cuốn vào các vụ ẩu đả, bạo lực dẫn đến tù tội
- Sử dụng ma túy dẫn đến mất kiểm soát, phạm tội, hủy hoại gia đình và người thân
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích để hủy hoại cơ thể
- Chơi cờ bạc, bóng bánh, dẫn đến vỡ nợ. Khi đó sẽ tìm cách vay nợ, cuốn vào cuộc chơi ngoài tầm kiểm soát
Loại rủi ro thứ hai là loại rủi ro khách quan theo thời gian, đặc trưng của loại rủi ro này đó là những rủi ro mà mình không lường trước được, gọi là bất trắc trong cuộc sống. Bất trắc là những rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được.
- Ví dụ theo thời gian tuổi tác phát sinh bệnh tật
- Tai nạn ô tô, tàu hỏa, xe bus, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động
- Bệnh hiểm nghèo không đến từ yếu tố chủ quan như thuốc lá, rượu bia, hay các chất kích thích
Cả hai dạng rủi ro này của cuộc đời con người đều dồn con người ta vào bước đường cùng ở mọi mặt của cuộc sống, khiến họ có thể có những hoạt động ngoài tầm kiểm soát và vướng vào lao lý. Vậy bạn đã quản trị hai loại rủi ro này như thế nào?
Tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu, nếu như vướng vào cảnh nợ nần, thì đó là một vòng xoáy không hồi kết, vòng xoáy này đó là lãi mẹ để lãi con và từ đó dần dần mọi mặt của cuộc sống dồn người trong cuộc vào lao lý, tù tội.
Một ví dụ khác, tôi đã từng nhìn thấy những người cha, người mẹ khi biết trong cơ thể mình mắc một căn bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa, họ chấp nhận cái chết để con cái của mình được sống, họ chấp nhận rời bỏ bệnh viện không chữa trị nữa để hy sinh bản thân mình vì con.
Hai hành động tưởng chừng như khác nhau, nhưng về bản chất đều là những hành động ở bước đường cùng của cuộc đời.
Tôi thấy nhiều người dễ dàng đánh giá những người trong cuộc khi đang gánh chịu một trong hai dạng rủi ro cuộc đời này, kiểu như: “Ngu thế không biết, làm sao mà thoát được công an?” hoặc”Số ai đen thì người đấy phải chịu, tai nạn, bệnh tật làm sao mà tránh được?” – Bạn có thể nói câu đó bởi bạn chưa thực sự ở trong hoàn cảnh của họ, nhưng khi ở trong những bước đường cùng của cuộc đời, sẽ không một ai có thể nói rằng mình đủ tỉnh táo để thoát được khỏi nó đâu bạn ạ.
Vậy, câu hỏi cuối, bạn làm thế nào để thoát khỏi hai dạng rủi ro trên? Chủ động hay bị động hoàn toàn do bạn quyết định
2. Bảo hiểm nhân thọ thực sự cần thiết trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
Có lẽ trong suy nghĩ của người đàn ông phạm tội kia, thì bảo hiểm nhân thọ thực sự là một công cụ giúp cái chết của hắn trở nên có ý nghĩa hơn nếu công an không thể điều tra ra và hắn cầm về 18 tỷ. Tuy nhiên, số tiền 18 tỷ của hắn thể hiện lòng tham lam, tích ích kỷ và sẵn sàng bất chất tất cả để chà đạp lên quyền lợi sống của người khác, để mưu cầu lợi ích của bản thân. Thật đê hèn
Vậy, nếu người đàn ông kia không phạm tội, mà do một rủi ro khách quan nào đó khiến anh ta qua đời, thì cái chết của anh ta có giá trị không? Cực kỳ giá trị đối với gia đình và những người thân yêu. 18 tỷ là một số tiền mà có thể giúp cho gia đình của một người đàn ông tốt vượt qua rất, rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Số tiền 18 tỷ ở trường hợp này lại mang lại những ý nghĩa nhân văn, tích cực, là việc nghĩ và yêu thương những người xung quanh hơn cả bản thân mình.
Trong suy nghĩ của một kẻ phạm tội, thì bảo hiểm nhân thọ là tấm phao cứu sinh giúp hắn thoát khỏi cảnh nợ nần, và làm giàu cho bản thân mình
Trong suy nghĩ của những người tham gia bảo hiểm nhân thọ đúng đắn, thì bảo hiểm là thứ không ai muốn nhận, đó là món quà, là di sản tuyệt vời nhất để lại cho vợ và con yêu khi rủi ro xảy ra.
Đôi dòng suy nghĩ của tôi, bạn có thể bảo phiến diện, nhưng đây thực sự là những cảm xúc thực khi tôi nghe được về vụ việc. Và như tôi vẫn hay nói, dù đúng dù sai thì người quyết định vẫn là bạn.