Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm nhân thọ, hôm rồi có một khách hàng của Việt từ chối tham gia bảo hiểm vì sắp tới chị phải xây nhà, mua xe và rất nhiều các công việc khác nhau, và rõ ràng là khách hàng đó đã đặt bảo hiểm ở dưới nhiều công việc khác trong cuộc sống. Và hôm nay mình sẽ cùng các bạn phân tích về việc vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ, chỉ khi nào bạn biết bạn cần, thì bạn mới có lý do để bắt đầu, chỉ khi nào bạn hiểu rõ tại sao, thì không cần ai phải bán, mà bạn sẽ tự tìm đến.
Hãy cùng tìm đến những lúc mà con người ta cần bảo hiểm.
- Khi không phải đại gia, tôi sẽ hiểu vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ
Người giàu có thể nói họ không cần bảo hiểm, và nghịch lý là người nghèo cũng nói họ không cần bảo hiểm. Ai nói đúng thực lòng thì Việt không biết, nhưng mình chắc chắn một điều đó là số liệu thống kê cho thấy 95% người già trên 60 tuổi ở Việt Nam vẫn phải lao động để duy trì cuộc sống hàng ngày. Họ vẫn phải mưu sinh, người may mắn thì làm bảo vệ, nhận một số việc làm thêm, người có chức quyền, hoặc có trình độ thì may mắn hơn đi làm lao động trí óc, như tư vấn, luật sư, hoặc tham gia các hoạt động ít vất vả. Bảo hiểm nhân thọ là một kênh tiết kiệm có kỷ luật cho những mục tiêu dài hạn, hoàn toàn không phải ngắn hạn.
2. Khi không may bị tai nạn, tôi sẽ hiểu vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ
Khỏi dọa, riêng về những rủi ro Trần Việt xin phép dẫn chứng các số liệu, và các anh chị chỉ cần làm đúng một việc đó là trả lời câu hỏi:”Mình đã dành bao nhiêu tiền cho hoàn cảnh này?”
A. Tai nạn lao động năm 2019
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.327 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó:
– Số người chết vì TNLĐ: 979 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 610 người, giảm 12 người tương ứng với 1,93% so với năm 2018; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 369 người, giảm 48 người tương ứng với 11,5% so với năm 2018);
B. Tai nạn giao thông
Năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ.
3.Bệnh hiểm nghèo và vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ
Trần Việt sẽ tiếp tục đưa ra những tổng hợp và nghiên cứu của mình. Các bạn đôi khi hay nói rằng các công ty bảo hiểm muốn bán hàng nên mới nói nhiều đến bệnh hiểm nghèo, tuy nhiên, chính phủ và các cơ quan ban nghành của nhà nước cũng ban hành các danh mục bệnh hiểm nghèo để thực hiện các quy định về trợ cấp, chế độ đối với người lao động. Quá trình nghiên cứu, Trần Việt thấy nhiều danh mục các bệnh hiểm nghèo do nhiều ban nghành đưa ra như bệnh hiểm nghèo dành cho cán bộ về hưu của Bộ Quốc Phòng ( QĐ 212/2006/QĐ-BQP ngày 21/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng), danh mục bệnh hiểm nghèo đối với tù nhân đặc xá, và Trần Việt sẽ dùng danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Tài chính quy định, nhằm xét giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013, cụ thể như sau:
- Ung thư
- Đại dịch HIV/AIDS
- Phẫu thuật động mạch vành
- Phẫu thuật thay van tim
- Phẫu thuật động mạch chủ
- Đột quỵ
- Hôn mê
- Tiểu đường
- Bệnh xơ cứng rải rác
- Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
- Bệnh Parkinson
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm não nặng
- U não lành tính
- Loạn dưỡng cơ
- Bại hành tủy tiến triển
- Teo cơ tiến triển
- Viêm đa khớp dạng thấp nặng
- Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
- Thiếu máu bất sản
- Liệt hai chi
- Mù hai mắt
- Mất hai chi
- Mất thính lực
- Mất khả năng phát âm
- Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
- Suy thận
- Bệnh nang tủy thận
- Viêm tụy mãn tính tái phát
- Suy gan
- Bệnh Lupus ban đỏ
- Ghép cơ quan (Ghép tim, Ghép gan, Ghép thận)
- Bệnh lao phổi tiến triển
- Bỏng nặng
- Bệnh cơ tim
- Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
- Tăng áp lực động mạch phổi
- Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
- Chấn thương sọ não nặng
- Bệnh chân voi
- Nhồi máu cơ tim lần đầu
- Ghép tủy
- Bại liệt.
- Dịch tả, thương hàn
- Dịch MERS
- Dịch SARS
- Ebola
- Sốt rét
- Dịch COVID-19
Như vậy, có thể thấy rất rõ một điều, đó là bệnh hiểm nghèo hiện hữu ở mọi nơi chứ không phải như đa phần mọi người nghĩ ung thư mới là bệnh hiểm nghèo. Vậy bạn đã chuẩn bị bao nhiêu tiền cho giai đoạn này.
4. Vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ? Vì những người ở lại
Nói thẳng, giá trị của bạn là bao nhiêu? Ngày hôm nay bạn chưa làm ra tiền, giá trị của bạn là 0 đồng, hay nói cách khác bạn là kẻ ăn bám, mất hay không mất thì chẳng qua người ta chỉ trách bạn sao ra đi sớm mà không báo hiếu cho cha mẹ hoặc chưa để lại gì cho đời.
Còn nếu giá trị của bạn là 10 – 20 – 30 triệu, mà hôm nay không may ra đi và để lại một đống nợ cho vợ con, hoặc đơn giản là chẳng để lại gì cho vợ con, thì bạn thực sự là người vô trách nhiệm. Khi bạn để lại gánh nặng cuộc đời lên vai người vợ, người chồng của mình. Bạn vô trách nhiệm khi bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ nuôi con cái của mình đến khi chúng trưởng thành, và cũng vô trách nhiệm khi bạn không “chống gậy” cho các cụ.
Vậy thôi nhỉ ?
5. Kết luận vì sao phải mua bảo hiểm nhân thọ
Thực ra, nếu nói theo khía cạnh cảm tính, cảm xúc, thì Trần Việt khẳng định còn rất nhiều lúc bạn cần đến bảo hiểm nhân thọ. Nhưng trực quan và sinh động nhất, bảo hiểm là để bảo hiểm trước những nguy cơ của tai nạn, chết đói vì hết tiền, bệnh hiểm nghèo. Vậy thôi, và không một ai có thể nói mình không cần bảo hiểm. Dù rằng, còn nhiều vấn đề phải bàn để mua đúng bảo hiểm, nhưng chắc chắn bảo hiểm luôn rất cần thiết.
Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện
Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.
Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội
Youtube: Trần Việt MB Ageas
SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com