Xin chào các bạn, Chum và các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về cuốn sách:” Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” của bà mẹ Do Thái – Sara Imas. Chúng ta sẽ cùng xem, 4 loại sai lầm điển hình mà các ông bố, bà mẹ mang đến cho con cái của mình.
Đời người ai chả có sai lầm, bạn cũng như tôi, thường quá quen thuộc với câu nói, không có sai lầm sao có thể có thành công, hay thất bại là mẹ của thành công.
Ngẫm đúng ra, câu nói này chỉ mang tính tạo động lực cho những người chưa có động lực và mục đích để hành động, còn ý nghĩa thực tiễn, câu nói này không khác gì đẩy chúng ta vào tình cảnh nguy hiểm.
Ví dụ, nếu bạn sai ngay từ đầu trong phương pháp dạy con thành tài, thì khi con lớn, bạn có muốn quay ngược thời gian lại để dạy con hay không, không thể. Nếu bạn sai ngay từ khi bạn gieo hạt giống, thì bạn không thể nào chặt cây, đào đất, cắt lá, bẻ cành để mong tìm thấy hạt giống một lần nữa.
Vậy nên, có những sai lầm có thể sửa chữa được, nhưng cũng có những sai lầm mang tính quyết định, không thể thay đổi.
Hãy xem bốn sai lầm được nhắc đến trong cuốn sách:” Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” của tác giả Sara Imas
Sai lầm 1: Biết yêu mà không biết dạy
Tình yêu thương là điều bất kỳ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng có, cũng to lớn, cũng vĩ đại. Nhưng đừng để tình yêu thương vĩ đại đó biến thành tình yêu thương mù quáng.
Mù quáng, là việc bạn không có phương pháp dạy đúng đắn, là việc bạn không chịu học tập những tri thức về dạy con, mà mặc nhiên áp dụng những thứ gọi là trải nghiệm, bản năng vào cuộc đời con. Để khi con lớn lên, sự thiếu hụt đó ngày càng hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.
Sai lầm 2: Giáo dục điểm số
Khi nói đến yêu, rồi dạy, thì nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng, dạy là việc làm sao cho con có thành tích tốt nhất ở trường lớn, làm sao cho con có hoàn toàn 100% thời gian chỉ ăn với học, còn những việc khác, như việc nhà, việc quan tâm những người thân trong gia đình thì không còn cần thiết nữa. Dạy con, là dạy cho con thành người, chứ không dạy cho con thành một cỗ máy điểm số. Cuộc sống 12 năm học THPT và 4 năm đại học, chỉ là một chặng đường đầu đời của con, và không phải là tất cả, là quyết định cuộc đời con. Trong 16 năm này, cái con cần là ý chí mãnh liệt vượt khó, khát khao vươn lên và những kiến thức, tri thức mềm trong các giao tiếp xã hội
3 điều cần dạy con:
- Biết coi trọng mạng sống của mình
- Biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác
- Biết dùng đầu của mình để suy nghĩ vấn đề chứ không ỷ lại vào người khác.
Sai lầm 3: Đáp ứng mọi đòi hỏi
Quá trình lớn lên và trưởng thành, người bố mẹ không được con cái coi trọng nhất, thiếu sự nể sợ nhất, lại chính là những bậc bố mẹ yêu thương con vô điều kiện, thông qua việc đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Họ bắt đầu đáp ứng con từ những đòi hỏi nhỏ nhất, đến những đòi hỏi lớn dần theo thời gian. Việc đáp ứng đó khiến họ nghĩ rằng, rồi con cái sẽ hiểu ra sự yêu thương, vất vả của bố mẹ, mà họ đâu có ngờ, việc đó tước mất quyền uy làm bố mẹ của họ, họ không còn được kính trọng trong mắt con cái. Khi chúng lớn lên, điều mà chúng sẽ làm, đó là sẽ tiếp tục đòi hỏi, sống ỷ lại và gục ngã trước bất kỳ sóng gió cuộc đời – Những chú gà công nghiệp đáng yêu
Sai lầm 4: Can thiệp quá mức
Có những người, luôn cho rằng, họ lớn và họ có quyền với con cái của họ, cũng có những người luôn cho rằng họ sinh ra con cái của họ thì họ có quyền muốn làm gì thì làm. Vì thế, họ tước đoạt đi mọi quyền quyết định của con từ việc nhỏ đến việc lớn. Con chơi với ai, còn thích ai, con làm gì, và trái tim con, là thứ chỉ dành cho những cảm xúc rung động của riêng bản thân con, tất cả đều bị họ tước đoạt.
Trên thực tế, không phải ông bố bà mẹ nào cũng mắc những sai lầm trên, tình trạng phổ biến đó là mắc mỗi thứ một chút nên thành ra, trên khía cạnh giáo dục, và hậu quả của sai lầm, vẫn có những cơ hội làm lại nếu như bạn thực sự cố gắng.
Vậy, cố hay không có là việc của bạn, nhưng để giúp bạn đạt được thành tựu trong sự nghiệp dạy dỗ con cái. Xin gửi bạn sơ đồ tư duy do Chum tổng hợp, bạn có thể inbox Chum ở FB Cá nhân: Trần Việt