Tư-duy-người-thành-công-Đừng-bao-giờ-phán-xét-bất-kỳ-ai

Phán xét thì dễ, tạo thành quả mới khó – Tư duy người thành công

Phán xét thì dễ, tạo thành quả mới khó – Tư duy người thành công

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Một người chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống để giúp ích cho những người khác. Ngày hôm nay, xin phép sẽ được chia sẻ với các bạn đôi dòng suy nghĩ về việc, chúng ta thường dễ dàng phán xét một ai khác và chưa từng bao giờ tự phán xét chính bản thân mình. Liệu rằng phán xét có làm chúng ta thành công hơn, và đằng sau sự phán xét sẽ nói lên điều gì trong con người bạn.

  1. Phán xét một ai đó là một việc dễ nhất có thể làm

Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ nhìn thấy một người mẹ dễ dàng nói với con của mình rằng:

  • Mày thật là ngu ngốc, con chẳng biết làm cái gì, tao nuôi mày chỉ để báu cô

Và cũng đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều người gõ phím bình thiên hạ một cách đầy hằn học:

  • Mày thì biết cái gì, im đi
  • Tao có ăn có học còn mày thì không, lấy tư cách gì mà nói
  • Mày nghĩ mày giỏi hả con
  • Tao không thèm chấp cái loại mày

Hoặc khi bạn nhìn thấy một người bạn của mình quyết định khởi nghiệp, làm một điều gì đó mới mẻ, hay ho, ngay lập tức bạn sẽ nói:

  • Không được đâu
  • Tớ thấy quá khó với bạn
  • Nhiều người thất bại rồi bạn ơi

Và bạn thấy những điều này có vất vả không ạ? Không hề, phán xét chỉ đơn thuần là một câu nói không mất sức, nhưng lại có sức mạnh như một mũi tên bắn vào tim kẻ đối diện.

Tư-duy-người-thành-công-Đừng-bao-giờ-phán-xét-bất-kỳ-ai

Vậy, nếu bạn là kẻ đối diện, bạn có buồn hay không?

Điều đáng xót xa là những điều mà người khác vô tâm hoặc hữu tâm mang lại, đối với nhiều người trẻ lại là những nhát dao chí mạng. Những kẻ phán xét đang thực hiện một việc vô cùng tồi tệ đó là ám thị vào đầu người khác những thứ cực kỳ tiêu cực. Chính những điều phán xét này, nếu ngày qua ngày sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu, nhẹ thì mất niềm tin vào bản thân. Nặng thì trầm cảm, chán sống và tự tử.

Vậy, phán xét có tốt hay không ? Chắc chắn câu trả lời sẽ là không? Phán xét là một cách đánh giá một sự vật, hiện tượng mà ở đó mang tính chủ quan của người nói, hơn là mang tính khách quan của thực tại. Để ra được một kết luận, người nói phải thu thập nhiều căn cứ, và có điểm so sánh, tức là để đánh giá người ta tốt hay xấu, bạn cần phải có người để so sánh, và người đó không bao giờ được là chính bạn. Vì vậy, phán xét đơn thuần là những điều không có giá trị.

2. Đã bao giờ bạn tự phán xét mình hay chưa ?

Điều khó khăn nhất trong cuộc đời đó chính là việc người ta dễ dàng phán xét người khác, nhưng lại không bao giờ phán xét bản thân mình.

  • Tôi học từ nước ngoài về, mấy cái bằng cấp vớ vẩn của ông thì ăn thua cái gì
  • Tôi là dân tài chính có ăn có học, ông biết cái gì mà nói
  • Cả nhà tôi theo nghề này 40 năm nay rồi, ông biết gì mà nói ?

Họ luôn dễ để nói, nhưng không dễ để nghĩ , họ luôn dễ phán xét, nhưng không dễ để nhìn lại chính mình.

Hãy tập phán xét chính bản thân mình bằng ba câu hỏi sau đây:

  • Mình đã làm sai điều gì ? Ở đâu
  • Bài học rút ra ở đây là gì ? Mình có thể học được điều gì ?
  • Lần sau mình sẽ làm gì tốt hơn.

Đôi lúc, trong cuộc sống, tôi nhận thấy những người dễ dàng phán xét, cũng là những người hời hợt trong suy nghĩ, bởi nhiều lúc tay họ nhanh hơn não, chưa kịp nghĩ thấu đáo, chưa kịp xác minh các căn cứ, chưa kịp tra google thì đã vội vàng cào phím. Và đó cũng là kiểu người lười suy nghĩ, đi kèm với cái tôi ích kỷ.

“Trước khi mở mồm phán xét người khác, hãy gõ phím phán xét chính bản thân mình”

3. Bỏ qua lời phán xét, kết quả là cái cuối cùng

Sự khác biệt giữa những người phán xét và những người không mở mồm phán xét, chính là ở cái mồm. Nếu những người dễ phán xét người khác bằng mồm, thì tức là họ ít lao động, quen dùng mồm để lao động. còn những người không phán xét, bản thân họ cũng là những người không lao động bằng mồm, mà là lao động bằng trí óc và sự suy nghĩ. Người phán xét là kẻ nói, người không phán xét là kẻ làm.

Bạn có nhìn thấy những ông hay chửi nhau thì thường cùng đẳng cấp với nhau, còn những người thành công, thì không ai rảnh đi xem việc người khác làm không?

Bạn có nhìn thấy, Warren Buffet hay Bills Gate đi nói xấu, ngăn người khác thực hiện ước mơ của mình, hay khoe mình là danh gia vọng tộc không? Không hề, họ chỉ tập trung đến việc tạo ra kết quả để giúp ích người khác và chính bản thân mình.

Đến cuối cùng, người ta ngưỡng mộ bạn không bởi điều bạn nói, mà ở điều bạn làm, ở kết quả mà bạn đạt được.

Nói bớt lại, làm nhiều lên

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *