Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Chủ đề của ngày hôm nay mình muốn đưa đến cho các bạn đó chính là việc chúng ta sẽ cùng đào sâu về vấn đề có nên mua bảo hiểm nhân thọ không khi đang nợ ngân hàng. Những chủ nợ ngân hàng họ muốn gì? Chúng ta cần làm gì để không vỡ nợ và vẫn lo được cho gia đình? Đó là một khía cạnh mà thời gian gần đây Trần Việt rất muốn đào sâu và làm rõ.
-
Chủ nợ là ai và khi nào chúng ta là những con nợ
Trên thực tế, có rất nhiều dạng chủ nợ khác nhau và được phân theo các cấp sau đây:
A. Chủ nợ là người thân, người quen
Đây là những người luôn tin tưởng bạn, và sẵn sàng cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống. Kiểu chủ nợ này là người mà xứng đáng với câu nói:”Ai cho bạn vay tiền, người đó là quý nhân của cuộc đời bạn”. Chủ nợ kiểu này không hề lấy lãi hoặc lấy lãi bạn dựa theo sự tự nguyện của bạn. Đây là những kiểu chủ nợ mà bạn phải mang ơn họ
B. Chủ nợ là ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm nhân thọ
Đây là dạng chủ nợ thứ hai, là chủ nợ với lãi suất trung bình 10 – 20% / năm tùy theo bạn vay theo tín chấp hay thế chấp. Vay tín chấp là không cần tài sản đảm bảo, vay bằng uy tín và lịch sử tín dụng của bạn, đặc trưng là gói vay thấp, và lãi suất cao. Vay thế chấp là cần tài sản đảm bảo, lãi suất thấp và gói vay lớn, giảm dần theo thời gian.
C. Chủ nợ là tổ chức tín dụng đen
Trên thực tế, có rất nhiều người không thể vay được ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm nhân thọ khi họ không có tài sản thế chấp đảm bảo, hoặc khi họ không có uy tín và lịch sử tín dụng tốt. Chính vì vậy, lúc khó khăn mà không thể vay ai? Họ thường tìm đến các tổ chức cho vay nặng lãi, hay còn gọi là tín dụng ngoài luồng và tín dụng đen. Đặc trưng của loại cho vay này là lãi suất được đưa ra cao và quyền cầm trương thuộc về chủ nợ bất hợp pháp. Lấy vị dụ, bạn vay mức 3 nghìn / triệu/ ngày nhưng đến hạn họ hoàn toàn có thể tăng lãi suất phạt nộp châm lên 10 nghìn/ triệu/ ngày mà không cần đến sự đồng ý của bạn. Nếu vay theo kiểu tài sản đảm bảo, bạn phải viết giấy bán tài sản như xe, nhà, …. cho bên tín dụng đen và thỏa thuận lãi suất bằng mồm…, đồng thời việc giải ngân không bao giờ đủ mà thường trừ ngay lãi 1 tháng đầu, dẫn đến việc người vay gặp nhiều bất lợi. Đồng thời các hình thức đòi nợ mang đậm tính chất giang hồ và cơ quan công an đang tìm cách triệt phá.
Trên đây là ba dạng chủ nợ điển hình, và câu hỏi đặt ra ở đây đó chính là khi nào chúng ta chấp nhận phải đi vay mượn để thực hiện những công việc của mình. Trên thực tế thì sẽ có rất nhiều mục đích như sau:
- Khi chúng ta cần vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh
- Khi chúng ta cần mua nhà, mua xe, tiêu dùng ….
- Khi chúng ta cần phải giải quyết những tình huống cấp bách trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn ….
- Khi chúng ta sắp vợ nợ thì chúng ta vay để lấy nợ đập nợ
Dù là bất kỳ hình thức vay nào, thì con nợ luôn có nghĩa vụ phải trả nợ cho chủ nợ. Và việc lựa chọn chủ nợ khôn ngoan sẽ giúp bạn không biến thành kẻ làm giàu cho chủ nợ, đồng thời tận dụng tối đa được số vốn của mình. Về vấn đề có nên mua bảo hiểm nhân thọ không khi đang nợ ngân hàng mình sẽ tiếp tục phần tích ở phần tiếp theo nhé
2. Khi nào chúng ta không trả được nợ và vỡ nợ ?
A. Khi chúng ta vay với tỷ lệ quá cao trên tài sản
Ví dụ tài sản bạn đang định mua là một căn nhà có giá trị khoảng 2,1 tỷ, và bạn muốn vay khoảng 70% giá trị của căn nhà là 1.4 tỷ, ở đây cứ coi như thu nhập của bạn đủ khả năng để chi trả, thì việc vay 70% là một điểm vay mà ở đó có độ rủi ro rất cao do các nguyên nhân:
- Một là biến động về thu nhập xảy ra dẫn đến việc trả nợ thành bế tắc, giả sử như việc bạn đang thu nhập 30 triệu tháng nay thu nhập đó giảm sút còn 15 triệu / tháng trong đợt dịch Covid thì rõ ràng việc vay 70% sẽ ngay lập tức trở thành gánh nặng.
- Hai là biến động về lãi suất cho vay tăng cao khi có lạm phát, bạn hiểu đơn giản, khi dòng tiền mất giá, ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút tiền về, đồng thời tăng lãi suất cho vay để hạn chế tiền ra, nhằm kiểm soát cơ cấu của dòng tiền, như vậy, vẫn với mức nợ 70%, khi đó bạn có nguy cơ phải trả số tiền cao hơn.
- Ba là khi chúng ta tập trung vào lãi suất ưu đãi của năm đầu đối với khoản vay, mà quên mất lãi suất vay thả nổi sau giai đoạn ưu đãi, nhiều người mặc định sau năm đầu nỗ lực trả gốc và lãi thì số tiền trả sẽ giảm, mà quên mất rằng lãi suất các năm sau có thể cộng 3-4% và khoản trả ngân hàng sẽ tăng cao.
Vì vậy, kết luận là khi vay để mua tài sản chi nên vay ở mức an toàn dưới 50% và tối đa 50% chứ không vay hơn để tránh những biến động và tình huống ngoài tầm kiểm soát.
B. Khi chúng ta vay với quá khả năng chi trả của mình
Đây là bài toán của việc quản trị tài chính cả nhân, lúc này chúng ta cần phải xem xét đến các chi phí cố định bắt buộc hàng tháng bạn phải chi trả trước khi quyết định có nên vay hoặc vay bao nhiêu.
Giả sử bạn làm ra 10 triệu / tháng, chi phí cố định hết khoảng 7 triệu / tháng thì bạn chỉ có thể vay làm sao để khoản nợ gốc và lãi nằm trong khoảng tối đa là 3 triệu / tháng là được. (Để biết chi tiết bạn nên liên hệ nhân viên ngân hàng và lời khuyên của tôi là luôn vay thấp hơn số tối đa này, vì ví dụ các khoản vay ngân hàng thường từ 15-20 năm, một thời gian rất dài).
Nếu bạn có thể giảm thiểu các chi phí cố định đó xuống cho dự định mua nhà của mình, thì khi đó bạn phải tính đến những biến động về thu nhập trong tương lai, nếu theo chiều hướng tăng thì thật là tuyệt vời, khoản lãi và gốc là đơn giản với bạn, nhưng nếu theo chiều hướng giảm vào mùa Covid – 19 thì thực sự khoản vay đó lại trở thành gánh nặng.
C. Khi chúng ta mất sức lao động
Hãy nhớ, những biến động về thu nhập thường đến từ hai yếu tố khách quan và chủ quan, khách quan là việc ông chủ trả lương cho bạn, là những ngoại cảnh tác động như lạm phát, như khủng hoảng, như Covid19, còn chủ quan lại đến từ khả năng kiếm tiền, hay còn gọi là sức lao động của bạn, nếu sức lao động của bạn giảm sút do già yếu, bệnh tật hoặc một biến cố nào đó thì khả năng kiếm tiền của bạn cũng sẽ giảm theo. Và trong hai yếu tố này, yếu tố chủ quan, sức lao động của bạn là yếu tố lớn nhất dẫn đến bế tắc trong trả nợ. Khi đó việc bị ngân hàng thu hồi các loại tài sản bạn đã có là nguy cơ hiện hữu và có thể xảy ra.
Như vậy, việc vỡ nợ có thể dẫn đến những nguy cơ lớn cho gia đình cũng như sự nghiệp của chúng ta. Việc phân tích kỹ từng yếu tố trên cho thấy rằng việc chủ động dự phòng cho những tình huống mất khả năng thanh toán các khoản nợ là rất quan trọng. Và, khi hiểu được 2 vấn đề chính trên, thì chúng ta sẽ cùng phân tích về việc có nên mua bảo hiểm nhân thọ không khi đang nợ ngân hàng ở phần cuối cùng.
3. Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không khi đang nợ ngân hàng
Vậy, từ những phân tích ở trên chúng ta nhận thấy một điều đó là bạn sẽ không trả nợ được khi bạn không kiểm soát được khoản vay trong 3 trường hợp:
- Khoản vay nằm ở ngưỡng an toàn so với tài sản (hoặc dự định của bạn)
- Khoản vay không nằm trong khả năng chi trả sau khi lấy tổng thu nhập trừ đi các chi phí cố định hàng tháng của bạn
- Khoản vay bị dính khủng hoảng, rủi ro biến động về việc bạn mất sức lao động.
Khi đó, để không vỡ nợ bạn phải thực hiện 2 việc:
- Một là, kiểm soát khoản vay ở cả hai khía cạnh % giá trị tài sản, và % thu nhập
- Hai là, sử dụng bảo hiểm nhân thọ để bảo lãnh cho khoản vay khi có rủi ro mất sức lao động.
Trần Việt sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:
Bài toán: Giả sử bạn 30 tuổi, tháng làm ra 15 triệu tháng, chi phí cố định sinh hoạt của bạn là 10 triệu, như vậy bạn còn khoản tiết kiệm 5 triệu / tháng, bạn muốn mua một căn nhà khoảng 1 tỷ. Vốn bạn có 500 triệu và bạn quyết định vay thêm 500 triệu đồng với lãi suất vay khoảng 12% tháng trong vòng 20 năm. Khi đó, cả gốc và lãi một tháng bạn phải trả là 7 triệu/ tháng (Tính dự kiến: http://acb.com.vn/wps/portal/Home/loan )
Như vậy, để trả được lãi và gốc trong khoảng thời gian dài, việc đầu tiên là bạn phải cân đối theo 2 cách:
- Tăng số gốc lên, giảm số tiền vay đảm bảo trong ngưỡng chịu đựng được thông qua việc vay của người thân, người nhà, hoặc người quen hoặc tăng cường buôn bán để tăng được gốc. Giới hạn lại khoản vay trả nằm vào khoảng 4 triệu/ tháng (tương đương vay khoảng 300.000.000 đồng).
- Dự phòng cho việc không thể trả khoản vay do mất sức lao động, khi đó bạn cần mua một gói bảo hiểm nhân thọ bảo vệ mức tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hoặc bệnh hiểm nghèo khoảng 300.000.000 đồng, tương đương số tiền vay. Nếu ở mức 300.000.000 đồng thì gói bảo hiểm nhân thọ bạn sở hữu sẽ tương đương mức 8 – 10 triệu / năm (tương đương khoảng 850.000 đồng/ tháng).
Với cách tính toán như Trần Việt vừa làm, thì bạn vừa đảm bảo khoản vay nằm trong khả năng chi trả, vừa đảm bảo dự phòng cho trường hợp mất sức lao động. Ngoài ra, có nhiều người sẽ lựa chọn việc dời lại kế hoạch mua nhà và đi thuê nhà để đảm bảo tăng số gốc lên trong khả năng chịu đựng của mình.
Trên đây là một phương án trong quá trình Trần Việt nghiên cứu về tài chính, cho vay và cách đi vay. Hy vọng bài viết đem đến cho các bạn một góc nhìn an toàn hơn khi đi vay.
——————————————–
Thân gửi các bạn, hiện tại công việc hàng ngày của mình là thiết kế và trao đi những hợp đồng bảo hiểm đúng cho khách hàng, đồng thời hỗ trợ đội ngũ tư vấn viên mới làm đúng, làm đủ và tận tâm với khách hàng. Việt rất vui khi được hỗ trợ anh chị với những giải pháp sau đây theo từng nhu cầu cụ thể:
1. Demo một gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho mức thu nhập 10 triệu/ tháng
2. Nếu tư vấn viên của bạn nghỉ việc, hoặc bạn không hài lòng với dịch vụ bảo hiểm ngân hàng, mình hỗ trợ tại link tại đây
3. Nộp hồ sơ ứng viên thi tuyển việc làm tại MB Ageas tại đây
Ngoài ra, có một số group mà mình lập để hỗ trợ miễn phí khách hàng có hợp đồng chất lượng, chuyên viên tư vấn bảo hiểm làm tốt hơn việc của mình, và nếu anh chị khó khăn khi làm cha mẹ có thể tham gia để trao đổi, học hỏi.
Link Group Zalo dành cho khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ
Link Group Facebook dành cho tư vấn viên bảo hiểm
Link Group Zalo dành cho tư vấn viên Bảo hiểm
Việt luôn mong rằng được hỗ trợ và phục vụ anh chị với sự chuyên nghiệp cao nhất. Nếu trường hợp gấp gáp mà cần hỗ trợ ngay, anh chị có thể liên hệ qua các kênh sau nha.
1. Fanpage: Trần Việt MB
2. Zalo: 090.226.1286
3. Email: info@tranvietmb.com / tranviet.mbageas@gmail.com.
4.Website: Trần Việt MB