Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas. Thời gian qua, có nhiều hợp đồng bảo hiểm đã được trao tay khách hàng trong thời điểm dịch Covid đang bùng phát và quay trở lại lần thứ hai vào cuối tháng 7/2020. Trong bối cảnh đó, có nhiều hợp đồng được ký bởi sự vội vã, nôn nóng và cảm xúc sợ hãi dẫn đến các hợp đồng bảo hiểm bị hiểu sai và chất lượng hợp đồng thấp. Chính vì vậy, mình quyết định làm bài này để tư vấn chi tiết cho các bạn.
- Chi phí điều trị và xét nghiệm Covid-19 được chi trả như thế nào tại Việt Nam
Hãy cùng Trần Việt đánh giá lại toàn bộ những chi phí bạn sẽ phải bỏ ra để điều trị và xét nghiệm Covid-19
A. Chi phí xét nghiệm Covid-19
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 đối với người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong trường hợp người bệnh phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, người nhiễm Covid-19 đang khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế và các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV. (Cụ thể: Dịch vụ số 1735 xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng Real-time PCR là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR. Dịch vụ số 1736 xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng test nhanh là 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp thực hiện test nhanh)
B. Chi phí điều trị Covid-19:
- Đối với người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV; có thể nhiễm nCoV; xác định nhiễm nCoV:
Trường hợp miễn phí chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ, cưỡng chế cách ly y tế gồm:
- Ca bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV;
- Ca bệnh có thể nhiễm nCoV;
- Ca bệnh xác định nhiễm nCoV.
- Đối với người đang trong thời gian cách ly nhưng phải điều trị bệnh khác:
Bên cạnh đó, trường hợp người trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm – đang trong thời gian cách ly y tế mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị bệnh khác thì được quy định như sau:
Người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng Bảo hiểm y tế như đối với trường hợp cấp cứu, trừ chi phí khám chữa bệnh đã được miễn đối với những trường hợp ca bệnh liên quan tới nCoV.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh điều trị tại nơi không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, thì được quỹ BHYT thanh toán trực tiếp trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp cấp cứu, trừ chi phí khám chữa bệnh đã được miễn đối với những trường hợp ca bệnh liên quan tới nCoV. Người bệnh không có thẻ BHYT phải tự thanh toán chi phí điều trị bệnh khác theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám chữa bệnh.
- Đối với người bệnh không phải áp dụng cách ly y tế:
Đối với trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh được cơ sở y tế kết luận không phải áp dụng biện pháp cách ly y tế, thì người bệnh có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT. Đối với người không có thẻ BHYT phải tự thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Kết luận: Đối với đại dịch Covid-19 thì lá bùa lớn nhất đối với khách hàng đó chính là:
- Một. thẻ bảo hiểm y tế của nhà nước
- Hai, khẩu trang y tế và hạn chế tiếp xúc với người khác.
2. Chính sách của các công ty bảo hiểm nhân thọ đến thời điểm hiện tại của các công ty bảo hiểm đối với Covid-19 như thế nào?
Đầu tiên, theo quy định được ghi rõ trong các hợp đồng bảo hiểm, về mặt nguyên tắc thì dịch bệnh, đại dịch, các bệnh truyền nhiễm có quy định phải kiểm soát thì về mặt văn bản các công ty bảo hiểm nhân thọ đều không chi trả và nằm trong điều khoản loại trừ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam từ đợt dịch bùng phát lần đầu tiên, các công ty bảo hiểm đều tuyên bố sẽ chi trả cho các ca bệnh được điều trị Covid-19 hay nói cách khác là nhiễm Covid-19. Quý khách hàng cần lưu tâm là không có công ty bảo hiểm nhân thọ nào chi trả cho việc bị cách ly nhưng không phải điều trị.
Vậy, bạn sẽ nhận được quyền lợi gì khi nhiễm Covid – 19 từ các công ty bảo hiểm?
- Quyền lợi tử vong/ thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Nếu khách hàng có chuyển biến liên quan đến Covid – 19 dẫn đến tử vong, các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện tại vẫn chi trả bình thường.
- Quyền lợi nằm viện: Nếu khách hàng sở hữu 1 gói bảo hiểm và có sản phẩm bổ trợ liên quan đến chi phí nằm viện điều trị, khi đó bạn sẽ được chi trả cho những ngày đó.
- Quyền lợi bệnh hiểm nghèo: Nếu trường hợp khách hàng trong quá trình điều trị Covid – 19 có những chuyển biến nặng có thể dẫn đến một số trường hợp được quy định trong danh mục sản phẩm bổ trợ bệnh hiểm nghèo như: Hôn mê trên 48h thì sẽ được chi trả quyền lợi này.
3. Đã mắc Covid – 19 có mua được bảo hiểm nhân thọ hay không?
Khi nhiễm Covid – 19 thì sau khi khỏi bệnh, các mô phổi sẽ tái tạo lại tuy nhiên vẫn có những vết sẹo phổi hoặc những tổn thương do viêm phổi mang lại. Khi đó, theo quy định của công ty bảo hiểm, sẽ tiến hành loại trừ đối với các bệnh có sẵn là các bệnh lý và biến chứng liên quan đến phổi.
Và vẫn bán bảo hiểm nhân thọ bình thường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với các biến chứng của các bệnh nhân Covid19 trên bệnh nền sẵn có của khách hàng đã nặng.
4. Có nên mua bảo hiểm nhân thọ thời Covid-19?
Qua bài phân tích này của Trần Việt, các bạn có thể thấy rõ ràng rằng nếu xét ở khía cạnh chi phí nằm viện và điều trị đối với một ca nhiễm Covid-19 thông thường thì có lẽ không cần mua bảo hiểm nhân thọ.
Tuy nhiên, nếu trường hợp có những chuyển biến xấu dẫn đến tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hôn mê trên 48h thì bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh giúp đỡ rất nhiều cho khách hàng.
Đồng thời, qua đây các bạn cũng một lần nữa hiểu việc nắm rõ việc các công ty bảo hiểm nhân thọ chi trả dựa trên hợp đồng đã ký. Có những trường hợp được trả và có những trường hợp thì không được trả. Chính vì vậy, việc đọc hiểu, mua bằng lý trí chứ không mua bằng sự vội vã, cảm xúc là điều rất quan trọng đối với một hợp đồng bảo hiểm.
Một vấn đề nữa xin lưu ý với các bạn, là các công ty bảo hiểm hoàn toàn có quyền dừng hỗ trợ đối với Covid – 19 theo đúng quy định trong hợp đồng khi dịch bệnh bùng phát quá mức kiểm soát. Bởi vì sao? Bởi khi dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ tử vong không còn đạt mức chuẩn khi khách hàng ký hợp đồng nữa ví dụ 1/100.000.000 người, tức là cứ 100 nghìn người thì có một người qua đời, mà tỷ lệ sẽ ở mức 1/10.000.000 khi đó mức phí cho một hợp đồng sẽ không còn là 10.000.000 đồng mà là 100 triệu đồng.
Xin chúc các bạn sức khỏe, bình an
Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện
Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.
Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội
Youtube: Trần Việt MB Ageas
SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com