Quản-trị-rủi-ro-đầu-tư-chứng-khoán

Ba bước quản trị rủi ro đơn giản trong đầu tư chứng khoán – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia tài chính và bảo hiểm. Như các bạn đã biết, trong các hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rất nhiều rủi ro, và khi chúng ta thực hiện việc đầu tư với kỳ vọng sinh lợi nhuận, thì chúng ta cần phải biết quản trị các yếu tố rủi ro để lợi nhuận là cao nhất, và rủi ro có thể giảm xuống mức thấp nhất. Đó là mức tiệm cận hoàn hảo mà các nhà đầu tư sẽ hướng tới

  1. Chiến lược quản trị rủi ro khi chúng ta sử dụng đòn bẩy tài chính (margin)

Khi đầu tư chứng khoán và sử dụng margin (vay – đòn bẩy tài chính) thì luôn tồn tại hai mặt của vấn đề

  • Một, đây là cơ hội để gia tăng tài sản nhanh chóng
  • Hai, đây là rủi ro có thể giảm tài sản nhanh chóng bởi rủi ro kép đến từ lãi suất vay và sự thua lỗ của cổ phiếu. Khi đó mỗi nhà đầu tư không có quyền đàm phán, lựa chọn hay chờ giá bởi họ bị lệ thuộc vào các quy định về margin – đòn bẩy tài chính.

Khi chúng ta sử dụng đòn bẩy tài chính, cần xem xét đến bối cảnh của nền kinh tế, tình cảnh của nghành để ra những quyết định hợp lý.

  • Nếu bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu đi xuống
  • Nếu bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu đi lên hoặc trung bình

Phương pháp đòn bẩy tài chính thường áp dụng đối với cách mua cổ phiếu giá lên, tức là thị trường đang đà lên và tăng liên tục thì nhà đầu tư có thể mua đuổi theo thị trường. Tuy nhiên khi áp dụng mua cổ phiếu giá lên là khi thị trường đang hưng phấn, bối cảnh vĩ mô tốt, nghành nghề tốt, doanh nghiệp tốt thì rất phù hợp để khuếch đại tài sản. Nhưng nếu trong bối cảnh kinh tế đi xuống, tức là các nhịp lên thì ngắn nhưng nhịp giảm thì sốc, thì phương pháp margin lại không phù hợp.

Phương-pháp-mua-cổ-phiếu-giá-lên

2. Quản trị rủi ro cổ phiếu nào trong rổ danh mục đầu tư

Có một phương pháp mà nhà đầu tư có thể dùng đó là:

  • Quản trị rủi ro cổ phiếu đang lời, tức là bán các cổ phiếu đó để dùng tiền trả các khoản lãi suất của đòn bẩy tài chính (hạ margin) . Tuy nhiên việc bán này phải dựa vào quan điểm của nhà đầu tư đó là cổ phiếu này tăng nhiều nhất hay cổ phiếu này rủi ro nhất, và thực tế thời gian vừa qua khi thị trường cổ phiếu sụt giảm đã cho thấy những doanh nghiệp giảm là những doanh nghiệp có cấu trúc rủi ro gồm
    • Rủi ro về mô hình kinh doanh:
    • Rủi ro về cấu trúc tài chính: Tỷ lệ vay nợ quá cao thì lượng tiền mặt trong két sắt của doanh nghiệp thấp, và trong một bối cảnh kinh tế phức tạp thì việc trụ vững là sẽ khó khăn hơn rất nhiều

Qua phân tích ở trên, những cổ phiếu cần quản trị rủi ro nhiều nhất là những cố phiếu có bất ổn về cấu trúc mô hình kinh doanh và tài chính, và biểu hiện của những doanh nghiệp này đó chính là việc giá cổ phiếu liên tục sụt giảm và sụt giảm sâu nhất, đó là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của sự bất ổn (Dĩ nhiên đây là quan điểm cá nhân)

3. Khi nào quản trị rủi ro cổ phiếu đang sụt giảm sâu nhất trong rổ danh mục đầu tư của bạn

Trước hết, về mặt kỹ thuật, trong một pha tăng của cổ phiếu luôn có những nhịp điều chỉnh giảm, và ngược lại trong một pha giảm của cổ phiếu luôn có những nhịp phục hồi. Đó chính là nhịp để anh chị quản trị rủi ro. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây chính là việc khi bạn đánh giá có những sự bất ổn trong cấu trúc tài chính, mô hình kinh doanh và các thông tin khác cần thiết phải hành động, thì bạn có thể hành động ngay hoặc lựa chọn thời điểm để hành động dựa trên một quá trình đánh giá kỹ càng hơn.

Xin cảm ơn các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *