Xin chào các bạn
Hôm nay, Chum và các bạn sẽ cùng nhau thảo luận một vấn đề được nêu trong cuốn sách: “Mẹ Nhật truyền cảm hứng học cho con như thế nào?” đó là, nguồn gốc của việc tạo hứng thú cho con cái của chúng ta đến từ đâu? Và thực sự là, bản thân Chum cũng từng rất trăn trở khi con cái càng lớn lên, càng khó nghe lời bố mẹ, hoặc chúng ta tạo được cảm hứng cho chúng vui chơi, nhưng đến khi muốn tạo cảm hứng cho chúng học tập thì thực sự vô cùng khó khăn và căng thẳng.
Vậy chúng ta, những bậc phụ huynh thông thái, hãy trả lời cho Chum chúng ta nên làm như thế nào ?
Người Nhật họ quan niệm, có 2 nguồn gốc của hứng thú đó là nội sinh và ngoại sinh.
Nội sinh là việc con cái chúng ta lớn lên, dựa trên sự hình thành của những đặc điểm, tính cách mà chúng tỏ ra đặc biệt hứng thú, hoặc yêu thích một hoạt động nào đó. Những sự yêu thích này chính là nguồn gốc tạo nên hứng thú, động lực đối với chúng và giúp chúng không ngừng học hỏi, gắn bó và vươn lên tầm cao mới trong chính hoạt động đó. Ví dụ như việc chúng ta là những nhà sản xuất xe hơi, từ bé con cái chúng ta đã tiếp xúc trong những nhà kho, xưởng vv và điều đó khiến chúng rất đỗi yêu thích, quen thuộc với môi trường này. Lớn lên, chúng tự nguyện nghiên cứu và phát triển nó. Đó chính là hứng thú nội sinh
Ngoại sinh đòi hỏi công sức, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm của những bậc làm cha, làm mẹ. Hứng thú ngoại sinh đến từ việc chúng ta giúp trẻ tạo ra những trải nghiệm thỏa mãn tăng dần từ nhỏ đến lớn trong một lĩnh vực cụ thể, đồng thời áp dụng các phương pháp làm tăng cái tôi, tăng sự hứng thú và lòng tự trọng, tạo nên khát khao cho trẻ trong việc chinh phục lĩnh vực đó. Nôm na, đó chính là việc tạo cho trẻ sự hứng thú nội sinh thông qua các hoạt động thường ngày.
Và Chum tin chắc, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng cần phải nỗ lực để tạo hứng thú ngoại sinh cho trẻ, và để tạo được điều kiện này, cần dựa trên 3 ý muốn sau đây:
- Một, ý muốn về năng lực bản thân, đó là ý muốn, khát khao của bất kỳ ai muốn được sở hữu một năng lực, hoặc kỹ năng, hoặc một kiến thức mới nào đó, giúp chúng hoàn thiện hơn cuộc sống, sự nghiệp của chính mình.
- Hai là, ý muốn về quyền tự quản hay còn gọi là quyền lựa chọn và quyền ra quyết định. Thật vậy, ngay chính người lớn chúng ta cũng luôn mong muốn được có quyền nói lên điều mà mình mong muốn, đóng góp ý kiến cho tổ chức và xã hội, và quyết định công việc hay người bạn đời của mình. Vậy tại sao lại thờ ơ với ý muốn rất đỗi bình thường của trẻ
- Ba là, ý muốn về quan hệ xã hội, đó là giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, bản chất của ý muốn này, chính là được người xung quanh thừa nhận và công nhận, hoặc nói cách khác là được tôn trọng.
Mỗi một ý muốn của trẻ, đều được phân tích rất cụ thể trong cuốn sách :”Mẹ Nhật truyền cảm hứng học cho con như thế nào? – Sugahara Suko.
Chum tặng bạn sơ đồ tư duy của cuốn sách tuyệt vời này nhé, bạn hãy inbox cho Chum vào FB Cá nhân: Trần Việt đồng thời, nhà sách Fahasa cũng sẽ tặng bạn 22% giá trị của cuốn sách khi đặt mua tại đây
Xin cảm ơn các bạn nhiều, Chum xin chúc các bạn sẽ là những người bố, người mẹ thông thái.