Các bậc cha mẹ thân mến
Bà mẹ Sara Imas – Bà mẹ Do thái, tác giả của cuốn sách nổi tiếng :” Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” có nói về một từ được sử dụng trong quá trình dạy con, mà chính những bậc làm cha, làm mẹ như chúng ta rất ít khi dùng, hoặc không biết phải dùng như thế nào? Đó là nghệ thuật nói KHÔNG với con cái chúng ta.
Để sử dụng từ không với con cái, chúng ta luôn phải đối mặt với biết bao những giằng xé về tâm lý, đó là khuôn mặt buồn rười rượu của con, là những giọt nước mắt long lanh đọng trên khóe mắt để chực chờ tràn xuống, là nụ cười đã tắt khi chúng ta nói không xuất hiện trên gương mặt mũm mĩm đáng yêu của con. Những lúc như vậy, với tình yêu to lớn mà chúng ta dành cho con, liệu chúng ta có rút lại lời nói KHÔNG của mình hay không? Tin rằng rất nhiều bậc cha mẹ sẽ không kìm lòng được những lúc như vậy. Và dĩ nhiên, nếu so sánh giữa bố và mẹ, thì mẹ là người thực hiện những hành động rút lui này nhiều hơn.
Vì sao chúng ta lại phải sử dụng từ không nhiều trong cuộc sống của con đến như vậy?
Vì cuộc sống vốn dĩ luôn tiềm ẩn quá nhiều những nguy hiểm khác nhau, đó có thể là những nguy hiểm hữu hình, là việc con cái chúng ta bị những sự cố, con người và đồ vật có thể gây những tổn thương về mặt cơ thể và tính mạng, đó cũng có thể là những nguy hiểm vô hình, là những sang chấn thương tâm lý đối với con cái, khiến chúng tự ti, mất tự chủ, hoặc khiến chúng có những đức tính xấu như buông thả trách nhiệm và đùn đẩy nó cho người khác.
Sara Imas cùng cuốn sách: “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” đã đưa cho chúng ta 6 thời điểm nói KHÔNG với con cái như sau:
Một là, nói không với những đòi hỏi quá đáng. Con cái chúng ta cần phải hiểu, phạm vi hưởng thụ của mỗi người có giới hạn, khi bỏ ra một đồng, thì phải biết phát huy hết giá trị của một đồng đấy. Nếu những đòi hỏi của con không cần thiết và phù hợp, hãy nói không với con, và giúp con hiểu, con chỉ có thể có nó thông qua việc con nỗ lực tự giành lấy.
Hai là, Nói không với ranh giới đã được thiết lập với con trẻ hay nói theo một cách dễ hiểu hơn đó là những quy tắc ràng buộc trẻ trong cách giao tiếp, học tập và hành động. Bạn không thể thỏa hiệp trong mọi tình huống, vì nguyên tắc là bất di bất dịch, không thể thay đổi, và hãy luôn nhớ rằng, nếu chúng ta dễ dàng thỏa hiệp một lần, đồng nghĩa với việc sẽ có lần thứ 2, thứ 3 và dần dần hướng đến lần thứ n
Ba là, Nói không khi con đe dọa đến bản thân mình và người khác, bạn có công nhận một điều, đôi khi đón trẻ từ trường trở về, bạn nghe được một số thông điệp mang tính tín hiệu cảnh báo, hôm nay con đánh bạn, hôm nay con ném đồ đạc và bạn, hôm nay con cấu véo bạn. Bạn sẽ làm gì, cương quyết hay cười cho qua chuyện, thông điệp của bạn, đặc biệt khi trẻ còn bé sẽ quyết định hành vi sau này của trẻ
Bốn là, nói không với những hành vi nguy hiểm, đó là những hành vi tiềm ẩn những nguy cơ xâm hại đến sức khỏe của trẻ về cơ thể, tinh thần. Ví dụ như trẻ nghịch ổ điện, chơi đùa ở ban công hoặc hành lang tầng cao, chạy trong lòng ngõ hoặc có nguy cơ lao xuống đường. Ở mỗi giai đoạn trẻ có những nhận thức khác nhau, và ở mỗi giai đoạn có các kiểu hành vi nguy hiểm khác nhau. Bạn sẽ phải thật cương quyết để bảo toàn sự an toàn cho trẻ
Năm là, nói không khi con đùn đẩy trách nhiệm. Một điều Chum nhận thấy khá buồn cười, là một số ông bố bà mẹ Việt tỏ ra rất thán phục con mình khi chúng khôn lỏi, tức là chúng biết dựa vào những hành vi quen thuộc của bố mẹ, từ đó tìm những cách để né tránh, hoặc đá quả bóng sang cho người khác. Hãy dạy con biết nhận trách nhiệm về mình
Sáu là, nói không khi con có biểu hiện của tính buông thả, hãy luôn kỷ luật và tuân theo những quy tắc.
Cuối cùng, Chum xin tặng bạn một voucher để mua cuốn sách đầy ý nghĩa thực chiến này trị giá 35% tại đây hoặc Combo tại đây