kế-hoạch-quản-trị-tài-chính-cá-nhân-trần-việt-mb

Lập kế hoạch tài chính cá nhân kết hợp bảo hiểm nhân thọ – Trần Việt MB

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt – Chuyên gia về hoạch định và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và bảo hiểm nhân thọ. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn về việc chúng ta sẽ lập kế hoạch tạo thói quen tài chính tốt và khôn ngoan kết hợp công cụ tài chính bảo hiểm nhân thọ. Mình viết bài này dựa trên những cảm nhận và những gì mình áp dụng trong suốt thời gian vừa qua đối với tài chính cá nhân. Những thuận lợi và khó khăn mà thực tiễn khi áp dụng phát sinh đối với kế hoạch của mỗi người.

  1. Những khó khăn trong việc áp dụng những công thức quản lý tài chính cá nhân

  • Khó khăn về việc phân chia các quỹ tài chính sao cho hợp lý: Thực tế những diễn giả trong và ngoài nước luôn khuyên chúng ta hai việc, một là phân chia các dòng thu nhập vào các quỹ khác nhau như sinh hoạt, học tập, đầu tư, giải trí, tiết kiệm và trao lại cho cộng đồng, lời khuyên thứ hai là hãy tạo dựng một thói quen quản lý tài chính ngay từ những đồng tiền nhỏ nhất như 10.000, 20.000… 500.000. Và vấn đề ở đây mà Trần Việt thấy là rất khó để thực hiện việc phân chia trên bởi thói quen tiêu dùng ở Việt Nam là thói quen tiền mặt, không phải thẻ tín dụng, qua ngân hàng, nên việc một chiếc ví có hai ngăn trong và ngoài, nhưng tiền phải chia thành 6 quỹ thì thực sự quá phức tạp. Nên sau một thời gian hầu hết chúng ta lại chi tiêu theo những thói quen và nhu cầu phát sinh nhất thời.
  • Khó khăn từ việc tạo dựng thói quen tài chính ngay từ những dòng tiền nhỏ nhất. Trần Việt thực sự thấy việc này rất khó khăn khi hầu hết chúng ta phải đủ mạnh mẽ để chống được cám dỗ chi tiêu trước khi chúng ta có thể tiết kiệm. Và việc đó là quá khó đối với một người mới thực hành về hoach định tài chính cá nhân. Bạn hãy thử tưởng tượng thế này: “Nếu như bạn có 10.000 đồng, và bạn có thể xé 10.000 đồng đó một phần tiết kiệm, một phần chi tiêu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như bạn phải tiêu xài trong một hạn mức có thể và phần còn lại tiết kiệm sau đó, tức là bạn chủ động xé lẻ tờ tiền ra” Chính vì vậy, nếu quá máy móc áp dụng theo công thức thì mỗi cá nhân sẽ đi vào một vòng luẩn quẩn trong hoạch định và tạo dựng thói quen tài chính.
  • Khó khăn từ việc theo dõi và xác lập chi tiêu hàng ngày. Trên thực tế, đối với một người thanh niên chưa lập gia đình, việc hoạch định tài chính có thể dễ dàng hơn so với một người đã lập gia đình bởi các khoản phải chi tiêu ít hơn, và may mắn thì có thể kiểm soát được.
    • Cụ thể, một thanh niên chi cần lo chi phí sinh hoạt, đi lại, ăn uống, bạn bè… của riêng cá nhân này
    • Còn đối với một người chống, cha như Trần Việt MB thì chi phí còn bao gồm các khoản liên quan đến người phụ thuộc.
    • Khó khăn về việc phân chia các quỹ tài chính sao cho hợp lý: Thực tế những diễn giả trong và ngoài nước luôn khuyên chúng ta hai việc, một là phân chia các dòng thu nhập vào các quỹ khác nhau như sinh hoạt, học tập, đầu tư, giải trí, tiết kiệm và trao lại cho cộng đồng, lời khuyên thứ hai là hãy tạo dựng một thói quen quản lý tài chính ngay từ những đồng tiền nhỏ nhất như 10.000, 20.000… 500.000. Và vấn đề ở đây mà Trần Việt thấy là rất khó để thực hiện việc phân chia trên bởi thói quen tiêu dùng ở Việt Nam là thói quen tiền mặt, không phải thẻ tín dụng, qua ngân hàng, nên việc một chiếc ví có hai ngăn trong và ngoài, nhưng tiền phải chia thành 6 quỹ thì thực sự quá phức tạp. Nên sau một thời gian hầu hết chúng ta lại chi tiêu theo những thói quen và nhu cầu phát sinh nhất thời.
  • Khó khăn từ việc tạo dựng thói quen tài chính ngay từ những dòng tiền nhỏ nhất. Trần Việt thực sự thấy việc này rất khó khăn khi hầu hết chúng ta phải đủ mạnh mẽ để chống được cám dỗ chi tiêu trước khi chúng ta có thể tiết kiệm. Và việc đó là quá khó đối với một người mới thực hành về hoach định tài chính cá nhân. Bạn hãy thử tưởng tượng thế này: “Nếu như bạn có 10.000 đồng, và bạn có thể xé 10.000 đồng đó một phần tiết kiệm, một phần chi tiêu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như bạn phải tiêu xài trong một hạn mức có thể và phần còn lại tiết kiệm sau đó, tức là bạn chủ động xé lẻ tờ tiền ra” Chính vì vậy, nếu quá máy móc áp dụng theo công thức thì mỗi cá nhân sẽ đi vào một vòng luẩn quẩn trong hoạch định và tạo dựng thói quen tài chính.
  • Khó khăn từ việc theo dõi và xác lập chi tiêu hàng ngày. Trên thực tế, đối với một người thanh niên chưa lập gia đình, việc hoạch định tài chính có thể dễ dàng hơn so với một người đã lập gia đình bởi các khoản phải chi tiêu ít hơn, và may mắn thì có thể kiểm soát được.
    • Cụ thể, một thanh niên chi cần lo chi phí sinh hoạt, đi lại, ăn uống, bạn bè… của riêng cá nhân này
    • Còn đối với một người chống, cha như Trần Việt MB thì chi phí còn bao gồm các khoản liên quan đến người phụ thuộc.
kế-hoạch-quản-trị-tài-chính-cá-nhân

Và thực tế là ngoài những khó khăn này thì mỗi một người rất khó để theo sát được các chi tiêu hàng ngày bởi nếu làm được công việc đó thì có lẽ chúng ta sẽ trở thành một kế toán viên, không còn đầu óc cho những việc khác mà chỉ là những con số. Đớn đau thay, không kiểm soát được những con số cũng đồng nghĩa với việc không thiết lập, hoạch định và quản lý được tài chính cá nhân.

Vậy bài toán phải giải đối với những khó khăn này như thế nào? Lời khuyên của mình như sau:

  1. Xác định những chi phí mà bạn có thể nói không, loại bỏ hoặc giảm thiểu nó lại

Điều này là cực kỳ quan trọng, trước khi muốn xác định mình sẽ chi ra bao nhiêu tiền và kiểm soát nó, thì bạn cần phải biết hoạt động nào là hoạt động đáng tiền và không đáng tiền.

Không đáng tiền chính là những việc không có giá trị lâu dài, đó có thể liệt kê ra như mua sắm vô độ (hao mòn hữu hình và không sinh lợi), nạp thẻ game (làm lãng phí thời gian của bạn, ảnh hưởng thần kinh và không sinh lợi cao), tán gẫu với những người thích phán xét, lười lao động….

Đáng tiền là những việc có giá trị lâu dài như đầu tư cho con cái học tập, đầu tư phát triển bản thân, sinh hoạt để có một cơ thể khỏe mạnh, đầu tư những mối quan hệ chất lượng, đầu tư để tạo ra những thu nhập thụ động ….

Nhưng hoạt động đáng tiền là những hoạt động cần tập trung tiền, thời gian, và công sức vào đó. Đó là kết luận đầu tiên.

2. Xác định những khoản chi tiêu đáng tiền nhưng hiện tại bạn không thể đáp ứng được, xác định việc bạn muốn và những việc bạn cần.

Ví dụ thế này cho bạn dễ hiểu nhé, cùng vì mục đích đáng tiền là có một cơ thể khỏe mạnh, bạn có nhiều sự lựa chọn như tự tập thể dục thể thao, ra phòng tập, ra phòng tập xin sò, vậy bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Tự mình xây dựng một kế hoạch tập luyện, tiết kiệm một khoản chi phí, để phục vụ cho những mục đích lớn lao hơn sẽ thực sự có ý nghĩa. Giả sử bạn sẽ nói với tôi rằng, mỗi người chi sống có một lần, tội gì không ra những nơi đắt tiền, xa xỉ để chi tiêu, thì Trần Việt MB có thể nói với bạn đơn giản rằng, trên thực tế tôi đã thấy quá nhiều người vỡ trận tài chính cuộc đời vì những chi tiêu quá đỗi xa xỉ vượt quá khả năng của họ rồi. Nên lựa chọn là của bạn nhé/

Lấy một ví dụ khác đối với những người giàu, dễ dàng nhận thấy dường như những người giàu luôn ăn mặc rất giản dị, lý do là vì sao bạn nhỉ, đó chính là vì họ lựa chọn những thứ họ thực sự cần chứ không phải những điều họ muốn. Họ có thể chọn một đôi giày xa xỉ, nhưng họ cũng có thể lựa chọn một đôi giày vải như Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Cafe Trung Nguyên và tự hào về nó. Vậy thế nào là những thứ bạn cần, và thế nào là thứ bạn muốn.

  • Thứ bạn cần hay còn gọi là chi phí sinh hoạt tối thiểu, bạn cần ăn, cần một nơi để ngủ, cần tắm, cần điện, cần học tập, giải trí, lao động….
  • Thứ bạn muốn là những thứ xa xỉ xuất phát từ những thứ bạn thực sự cần
quản-trị-tài-chính-cá-nhân

Vậy, chi tiêu khôn ngoan là việc xác định những chi tiêu nào là cần thiết, và chi tiêu nào là mong muốn của bạn để cân đối về tài chính. Cá nhân Trần Việt MB khuyên 10 buổi ăn cơm nhà cũng nên có 1 buổi ăn cơm hàng. Tằn tiện quá không tốt, nhưng chia tỷ lệ ra thì rất tốt. Có những gia đình một tháng đi công viện, du lịch … một lần để lấy lại năng lượng và xả xì trét. Vậy bạn muốn 10, nhưng nên mua 1 bạn nhé. Và cần 10 thì phải đáp ứng cái cần đó cả 10 theo những cách tối ưu nhất có thể (Lưu ý Cần không đồng nghĩa với việc ăn không dám ăn, mặc không dám mặc nhé)

3. Xác định khoản chi phí dự kiến hàng tháng cho việc cần và việc đáng.

Rồi, giờ chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề: Không kiểm soát được toàn bộ chi tiêu, không phân chia được quỹ tài chính nhé. Trần Việt sẽ bắt đầu bằng việc, khi nhận lương 10.000.000 đồng chẳng hạn, hãy chia theo một tỷ lệ dễ kiểm soát như sau:

  • 70% cho Quỹ hiện tại gồm những chi phí cần và đáng làm: Ăn, uống, sinh hoạt, đi lại, y tế….
  • 20% cho Quỹ tương lai: Gồm tiết kiệm và đầu tư
  • 10% cho Quỹ Chất / Sương: Mua sắm, hưởng thụ

Vậy ngay từ đầu tháng bạn nhận lương hãy lập ngay hai quỹ đó là Tương lai và Sướng. Khi Quỹ tương lai tăng dần thì bạn rút ra đầu tư (dĩ nhiên có tỷ lệ rủi ro nhưng chơi phải chấp nhận), Khi có việc đám ma, đám cưới, sinh nhật, bar, gặp gỡ bạn bè và bạn muốn mời họ, dùng quỹ Sướng nhé.

Còn 7.000.000 đồng của Quỹ hiện tại, bạn hãy tiêu trong khoảng này và cuối tháng đánh giá lại nó thừa hay thiếu dựa trên nguyên tắc đáng làm và thực sự cần. Nếu thực tế quỹ hiện tại cần nhiều hơn 7 triệu, bắt buộc bạn phải giảm quỹ Sướng lại và quyết tâm không đụng đến quỹ tương lai nhé.

Nếu thu nhập của bạn nhiều hơn, bạn có thể cho nhiều hơn vào quỹ tương lai để chuẩn bị cho những dự định sau này của bạn và quỹ sướng để mua những đôi giày hiệu, những món đồ xa xỉ, hoặc thậm chí làm từ thiện nhé.

Nếu thu nhập của bạn ít hơn, thì ngiên cứu và tạo dựng thói quen đánh giá việc cần và đáng làm. Lâu dài nó sẽ thành phản xạ trong việc chi tiêu tài chính của bạn.

4. Sau khi xác định được Quỹ hiện tại, điều chỉnh chính xác lại các quỹ

Vậy là sau một tháng rèn luyện chi tiêu những thứ cần và đáng làm, bạn thấy Quỹ hiện tại của bạn là 8.000.000 đồng, vậy bắt đầu từ tháng thứ hai, nhận lương 10.000.000 về bạn bỏ 8.000.000 đồng để chi tiêu trong tháng đó. Khoản còn lại chia vào 2 quỹ sướng và tương lai theo tỷ lệ 2.1 (1.400.000 / 700.000) . Và giờ, nhiệm vụ của bạn đã đơn giản hơn rất nhiều, đó là tập trung kiếm xèng hơn 10.000.000 đồng/ tháng để bỏ vào hai quỹ sướng và tương lai.

Có người đặt câu hỏi cho mình, nhưng nếu chi phí sinh hoạt tối thiểu của em, quỹ hiện tại của em là 10.000.000 đồng hoặc thậm chi hơn 10.000.000 đồng thì lấy đâu và quỹ tương lai và Sướng nữa (Vấn đề này thường xảy ra với những người mới lập gia đình), khi đó bạn phải chấp nhận bạn sẽ không có Quỹ sướng và Quỹ tương lai đâu. Khi đó, nếu bạn tiêu quá 10.000.000 đồng thì chẳng mấy chốc bạn lâm vào cảnh nợ nần. Vậy bạn phải thực hiện như sau:

  • Tối ưu và lược bớt trong Quỹ hiện tại để chi phí bằng thu nhập hoặc giảm hơn
  • Chấp nhận không có quỹ tương lai, sướng, tập trung tạo ra dòng thu nhập thứ hai để nâng thu nhập lên. Dần tạo dựng quỹ tương lai và sướng.

5. Tối ưu quản trị rủi ro cuộc sống.

Trên thực tế, việc bạn xây dựng kế hoạch như Trần Việt chia sẻ tiềm ẩn một nguy cơ, đó là những kế hoạch trên dựa vào sức khỏe, năng lực, thời gian của bạn. Câu hỏi đặt ra là nếu có rủi ro xảy ra thì bạn sẽ làm như thế nào? Vỡ trận ngay lập tức hay đã có dự phòng? Đó là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Nếu không may bạn mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn, nằm viện, mất sớm thì toàn bộ kế hoạch đổ bể và những người đang sống phụ thuộc bạn sẽ vợ trận. Lúc này, giải pháp là:

mua-bảo-hiểm-nhân-thọ-cho-bé
Bạn nghĩ quỹ dành cho bệnh hiểm nghèo bao nhiêu là đủ ?

Tận dụng kênh bảo hiểm nhân thọ để dự phòng rủi ro và tiết kiệm dài hạn có kỷ luật. Đừng đưa tiền cho bệnh viện, hãy đưa tiền cho bảo hiểm để phòng thủ cho kế hoạch tài chính của bạn.

Và quan điểm của Trần Việt MB đây là chi phí cần và đáng làm hơn rượu bia, nhậu nhẹt và ăn chơi.

Đây là phương pháp Quản lý tài chính của Trần Việt MB. Hy vọng giúp được các bạn hoạch định tài chính cá nhân.

Trần Việt MB – Luôn tận tâm – Luôn hoàn thiện

Xin chúc các bạn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm và chủ động trước những rủi ro trong cuộc sống. Nếu cần liên hệ để được hỗ trợ, hãy liên hệ với Việt qua các kênh sau nhé.

Fanpage: Trần Việt MB – Chuyên gia Bảo hiểm nhân thọ Quân đội

Youtube: Trần Việt MB Ageas

Group Đào tạo, chia sẻ về nghề bán hàng của Trần Việt MB:Tại đây

SĐT: 0902261286 / Email: tranviet.mbageas@gmail.com

Một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Kiến tạo ước mơ sẽ bao gồm Combo 3 trong 1:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *